Nếu bạn là người dân ở tại các vùng miền biển của Việt Nam thì chắc hẳn sẽ không cảm thấy xa lạ với loài cá nục. Tuy nhiên, với người dân ở vùng đồng bằng hay miền núi thì loài cá này vẫn còn khá xa lạ
Giới thiệu thông tin về cá nục
Cá nục là loại cá tập trung ở biển thành bầy đàn. Cá có tên tiếng anh khoa học là Decapterus, được tìm thấy vào năm 1851. Chúng có khoảng 12 loài và phân bố ở nhiều vùng biển khác nhau trên thế giới. Loài cá này có kích thước nhỏ. Thân hình của chúng thuôn dài, phần thân trên tròn và phần thân dưới hơi dẹt.
Trung bình một con cá nục trưởng thành sẽ có chiều dài khoảng 15 – 25cm, một số trường hợp dài tới 40cm. Phần đầu của cá nhỏ và hơi nhọn, đôi mắt to, lồi và có màu nâu đỏ dễ nhận biết. Bao phủ lên cơ thể của cá toàn bộ màu ánh bạc. Loài cá này thường sinh sản vào tháng 2 đến tháng 5 dưới hình thức đẻ trứng.
Giá trị dinh dưỡng
Cá nục thường ở trong môi trường nước mặn trong độ sâu khoảng từ 2 – 400m. Chúng tập trung chủ yếu ở vùng biển Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng trong 100g cá bạn có thể tham khảo:
- Năng lượng: 111 kcal
- Đạm: 20.2 g
- Canxi: 85 mg
- Nước: 76.3 g
- Chất béo: 3.3 g
- Phốt pho: 160 mg
Những lợi ích của cá nục đối với sức khỏe con người
Thịt cá là một trong những nguồn thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người. Trong đó, cá nục sẽ cung cấp cho bạn khoảng 111kcal/100g cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Do đó, loài cá này mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực như:
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Trong thịt của cá nục chứa nhiều Kali giúp duy trì và ổn định huyết áp. Dưỡng chất này cũng ngăn ngừa các biến chứng của tình trạng cao huyết áp ở người già. Do đó, Các bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên bổ sung cá trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Tốt cho hoạt động của não bộ
Trong các loại cá đều chứa hàm lượng omega 3, DHA cao nên có khả năng cải thiện chức năng và kích thích hoạt động của não bộ. Những hợp chất này còn được sử dụng để điều chế ra loại thuốc chống trầm cảm. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cá nục cung cấp lượng Docosahexaenoic Acid cao. Thành phần này sẽ giúp phòng ngừa tình trạng mất trí nhớ hoặc rối loạn hành vi ở những người tuổi cao.
Giảm nguy cơ tiểu đường, tim mạch
Trong thịt cá nục có hàm lượng axit béo không bão hòa rất có lợi cho sức khỏe. Dưỡng chất này có thể kiểm soát lượng đường trong cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng loại cá này thường xuyên sẽ hạn chế tối đa các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Cá nục làm món gì ngon, bổ dưỡng?
Các món ăn được chế biến từ cá nục không chỉ nổi tiếng về độ thơm ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng. Vì vậy, các bà nội trợ đừng bỏ lỡ một số món ăn sau để thay đổi khẩu vị cho gia đình mình nhé.
Cá nục kho thơm (kho dứa)
Nguyên liệu để chế biến món cá nục kho thơm bao gồm: cá nục làm sạch cắt khúc, nước hàng, dứa, cà chua, tỏi, ớt, gừng, hành khô, dầu ăn, đường, hạt tiêu…. Đầu tiên bạn sẽ đem các loại gia vị để ướp cá cho món ăn đậm đà hơn. Sau đó, mang hành và tỏi phi thơm cùng dầu ăn rồi cho dứa thái lát mỏng vào xào cùng. Bạn thêm nước vào và bắc nồi lên bếp để kho. Khi cá chín và gia vị ngấm đều, nước kho cá sánh mịn thì tắt bếp.
Cá nục sốt cà chua
Món cá nục sốt cà chua có thể chế biến đơn giản mà vẫn mang hương vị đậm đà. Bạn chuẩn bị cá làm sạch cắt khúc. Cho dầu ăn vào đun sôi trên chảo dầu và bỏ cá vào chiên sơ qua 2 mặt. Ở một chảo dầu khác bạn đun sôi rồi cho tỏi băm, hành băm nhỏ và cà chua chín vào phi thơm. Tiếp tục cho cá chiên vào cùng với nước mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt… sao cho vừa miệng. Cho bếp sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Lời kết
Hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài cá nục trên biển. Hiện nay loại cá này đang được các gia đình Việt ưa chuộng sử dụng để tạo nên món ăn ngon, giàu dinh dưỡng cho gia đình.